Nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?

Cho tôi hỏi: Nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người vào năm nay ra sao? Câu hỏi từ Chị L - Bình Thuận

Mua bán người là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP thì mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

- Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

- Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

- Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP.

Nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?

Nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao? (Hình từ Internet)

Mua bán người bị xử lý hình sự thế nào?

Hành vi mua bán người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) với mức phạt như sau:

* Khung 1:

- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

* Khung 2:

- Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

* Khung 3:

- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

* Hình phạt bổ sung:

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?

Căn cứ Mục 3 Kế hoạch 331/KH-BYT 2024 thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 do Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết 12 nhiệm vụ và giải pháp như sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể người lao động ngành Y tế trong công tác PCTP, PCMBN, Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác PCTP, PCMBN.

Thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại đơn vị và địa bàn.

Xác định công tác PCTP, PCMBN là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách thường xuyên và lâu dài; phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm; lấy “chủ động phòng ngừa” từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là trọng tâm tập trung các biện pháp PCTP, PCMBN.

Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội.

- Tập trung nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm; củng cố, giữ vững phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; phát hiện và giải quyết các xung đột xã hội, hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ người lao động ngành Y tế, làm tốt công tác quản lý những đối tượng có nguy cơ phạm tội, vi phạm pháp luật ngay tại đơn vị.

Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phản ánh khách quan, toàn diện công tác PCTP, PCMBN.

- Giám sát và thực hiện các kiến nghị, khiếu nại của nhân viên y tế, người bệnh, người thân người bệnh ở cơ sở y tế, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các yếu tố phát sinh tội phạm.

- Thực hiện tốt công tác nắm bắt, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời có giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm trong đơn vị.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Thực hiện các quy định của pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; có biện pháp hiệu quả bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi phạm tội, nhất là tố cáo hành vi tham nhũng.

-. Triển khai đồng bộ các kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, tăng cường tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCTP, PCMBN và quản lý cơ sở y tế có yếu tố nước ngoài...

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác phòng, chống tội phạm. Đầu tư kinh phí, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu, thực tiễn công tác đấu tranh PCTP, PCMBN trong tình hình mới.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực y tế, đồng thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn cán bộ, đảng viên, người lao động trong ngành Y tế có dấu hiệu vi phạm.

Kiên trì, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng tiêu cực với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả.

Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng bao che cho tội phạm.

- Phát động phong trào công chức, viên chức, người lao động nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, thực hiện “phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm” trong đơn vị và trong cộng đồng dân cư; tham gia phát hiện, tố giác kịp thời các loại tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư, tham gia vận động người phạm tội ra đầu thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã; tổ chức phổ biến, quán triệt Luật về công chức viên chức, Luật phòng, chống tham nhũng 2018, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng; chống mua bán người cho công chức, viên chức, người lao động biết và thực hiện, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra trong công chức, viên chức, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm có khả năng dẫn tới tội phạm.

- Chỉ đạo, giáo dục công chức, viên chức, người lao động làm tốt công tác dân vận, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo nhằm chỉ rõ những mưu đồ đen tối của các loại tội phạm, không để đồng bào bị kích động, nghe theo các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, phản nước, hại dân và các hoạt động kích động gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội của các thế lực thù địch.

- Củng cố kiện toàn các lực lượng chức năng phục vụ công tác phòng chống tội phạm:

Kiện toàn, củng cố lực lượng tự vệ, lực lượng thường trực bảo vệ cơ quan; tổ chức tốt công tác thường trực bảo vệ cơ quan, bảo mật, phòng chống cháy nổ; phòng, chống trộm cắp tài sản nhà nước và của công dân, cảnh giác với loại tội phạm mua bán người, bộ phận cơ thể người hoạt động ngày càng tinh vi.

Xây dựng, kiện toàn về tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân nhằm phát huy vai trò làm chủ của người lao động trong việc giám sát, kiểm tra các hoạt động của cơ quan đơn vị.

- Tổ chức bố trí phòng tiếp dân - xây dựng quy chế tiếp dân cụ thể theo quy định của Pháp luật; giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, của công chức, viên chức, người lao động; không để tình trạng đơn thư khiếu nại tố cáo tồn đọng kéo dài, xử lý nghiêm các vụ tiêu cực, tham nhũng.

Phan Thị Phương Hồng

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}