Đây là nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Quy định về sáng chế mật theo Nghị định 122/2010/NĐ-CP (Ảnh minh họa)
Theo đó, Nghị định 122/2010/NĐ-CP bổ sung khái niệm, sử dụng và đăng ký "Sáng chế mật" như sau:
- Khái niệm:
Sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước gọi là sáng chế mật.
- Sử dụng sáng chế mật:
Việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mật, chuyển giao quyền nộp đơn, quyền sở hữu sáng chế mật phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể sử dụng, giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng sáng chế mật nhằm mục đích quốc phòng, an ninh.
- Việc đăng ký độc quyền sáng chế mật:
Sáng chế mật chỉ có thể được cấp Bằng độc quyền sáng chế mật hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật. Đơn đăng ký sáng chế mật, Bằng độc quyền sáng chế mật, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật không được công bố và phải được bảo mật theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Kể cả ngày sáng chế mật được cơ quan có thẩm quyền giải mật theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đơn và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được xử lý như sau:
Đơn sáng chế mật tiếp tục được xử lý như đơn sáng chế;
Như vậy, sáng chế mật là những phát minh, sáng chế được cơ quan nhà nước bảo mật, là bí mật quốc gia và được dùng để phát triển các lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Xem chi tiết tại: Nghị định 122/2010/NĐ-CP, có hiệu lực từ 20/02/2011.
Nguyên Phú
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |