Vay tiền không trả có bị xử lý hình sự không?

Hiện nay, việc vay tiền qua hình thức hợp đồng khi đến hạn trả nợ không trả đang diễn ra phổ biến. Vậy đối với hành vi nói trên pháp luật quy định như thế nào? Có bị xử lý hình sự hay không?

Vay tiền không trả có bị xử lý hình sự không?

Vay tiền không trả có bị xử lý hình sự không? (Ảnh minh họa)

Căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, người đi vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho người vay. Cụ thể:

  • Người đi vay phải trả đúng và đủ số tiền đã vay.

  • Ngoài ra, nếu đến thời hạn trả nợ mà người đi vay không trả đủ số tiền đã vay thì người cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả.

Như vậy, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả, có 02 trường hợp xảy ra như sau:

- Trường hợp 1: Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.

- Trường hợp 2: Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015.

Theo đó, người nào thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách vay, mượn tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng có thể bị xử phạt lên đến 20 năm tù đối với các hành vi sau:

  • Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó;

  • Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố  tình không trả;

  • Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

  •  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  •  Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

  • Tái phạm nguy hiểm.

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

  • Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, từ quy định pháp luật ở trên, người nào thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn tài sản của người khác qua các hình thức hợp đồng mà đến thời hạn trả nợ, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả có thể sẽ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hình phạt lên đến 20 năm tù.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1516 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;